Làm quan Kỷ_Hiểu_Lam

Năm Càn Long thứ 19 (1754), Kỷ Hiểu Lam đậu Tiến sĩ, được tuyển làm Thứ Cát sĩ.

Năm thứ 22 (1757), nhậm chức Biên tu. Năm sau, ông vào biên soạn trong Võ Anh điện.

Năm thứ 24 (1759), ông trở thành Chính khảo quan của kì thi Hương ở Sơn Tây. Cùng năm, ông nhậm Công thần quán Tổng toản, chịu trách nhiệm chính việc biên soạn về các công thần.

Năm thứ 25 (1760), trở thành Quốc sử quán Tổng toản, chịu trách nhiệm chính việc biên soạn Quốc sử nhà Thanh. Cùng năm, ông trở thành một trong các khảo quan của kì thi Hội.

Năm thứ 26 (1761), ông nhậm Phương lược quán Tổng toản.

Năm thứ 27 (1762), ông là một trong các khảo quan của kì thi Hương ở Thuận Thiên, nhậm chức Phúc Kiến Học chính (福建学政).

Năm thứ 28 (1763), thăng làm Thị độc của Hàn Lâm viện.

Năm thứ 32 (1767), ông nhậm chức Tả thứ sử.

Năm thứ 33 (1768), điều làm Tri phủ Đô Quân ở Quý Châu. Cùng năm lại điều làm Hàn Lâm viện Thị độc Học sĩ.

Năm thứ 36 (1771), trở về làm chức Biên tu ở Võ Anh điện.

Năm thứ 38 (1773), ông trở thành Tổng toản quan chịu trách nhiệm chính biên soạn Tứ khố toàn thư[4].

Năm thứ 41 (1776), lại nhậm Hàn Lâm viện Thị độc Học sĩ.

Năm thứ 44 (1779), ông thăng làm Nội các Học sĩ kiêm hàm Lễ bộ Thị lang.

Năm thứ 45 (1780), ông trở thành Độc quyển quan của kì thi Đình.

Năm thứ 47 (1782), điều làm Binh bộ hữu Thị lang, 1 năm sau lại điều làm tả Thị lang.

Năm thứ 49 (1784), ông liên tiếp chịu trách nhiệm làm chủ khảo kì thi Hương và kì thi võ.

Năm thứ 50 (1785), ông thăng làm Đô sát viện Tả đô Ngự sử.

Năm thứ 52 (1787), tiếp tục thăng làm Lễ bộ Thượng thư, Kinh diên Giảng quan. Cùng năm ông lại tiếp tục làm Độc quyển quan của kì thi Đình.

Năm thứ 54 (1789), ông nhậm Chính khảo quan của kì thi Hội.

Năm thứ 56 (1791), ông một lần nữa nhậm chức Đô sát viện Tả đô Ngự sử.

Năm thứ 57 (1792), một lần nữa nhậm chức Lễ bộ Thượng thư. Cùng năm lại điều về làm Tả đô Ngự sử, kiêm thay quyền Lễ bộ Thượng thư.

Hai kỳ thi năm thứ 58 (1793) và năm thứ 60 (1795), ông đều làm Độc quyển quan của kì thi Đình.

Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), lần thứ ba ông nhậm chức Đô sát viện Tả đô Ngự sử. Cùng năm điều làm Binh bộ Thượng thư.

Năm thứ 2 (1797), ông lần thứ ba nhậm chức Lễ bộ Thượng thư.

Năm thứ 4 (1799), ông nhậm chức Phó tổng tài chịu trách nhiệm biên soạn Cao Tông Thuần Hoàng đế Thực lục. Cũng trong năm này, ông liên tiếp làm Độc quyển quan của kì thi Đình và giám khảo của kì thi võ, chịu trách nhiệm giảng dạy cho Thứ Cát sĩ mới nhậm chức.

Năm thứ 7 (1802), một lần nữa ông nhậm Chính khảo quan của kì thi Hội.

Năm thứ 8 (1803), lần thứ tư ông nhậm chức Lễ bộ Thượng thư, chịu trách nhiệm giảng dạy Thứ cát sĩ.

Năm thứ 10 (1805), ông trở thành Hiệp bạn Đại học sĩ, được ban hàm Thái tử Thiếu bảo, quản lý sự vụ Quốc tử giám. Cùng năm, ông qua đời, thọ 81 tuổi. Ông được triều đình truy thụy Văn Đạt.

Liên quan